Nếu bạn nâng cấp lên Windows 10 April 2018 Update theo cách truyền thống qua Windows Update thì hãy xem ngay bài viết này.
Thông thường, khi lựa chọn nâng cấp lên phiên bản Windows mới, người dùng sẽ có thể lựa chọn hình thức cài đặt mới qua gói ISO cài đặt mà họ có được qua bài viết này hoặc lựa chọn việc nâng cấp tự động theo cách truyền thống qua Windows Update. Trường hợp lựa chọn cách truyền thống, Windows sẽ tự động tải về dữ liệu cập nhật và cài đặt tự động thông qua Windows Update. Sau đó Windows sẽ tiến hành sao lưu lại phiên bản Windows trước đó trong vòng 30 ngày để người dùng có thể lựa chọn quay về nếu muốn.
Phần Windows sao lưu này mặc dù khá hữu ích nhưng hầu như ít ai quan tâm đến và cứ như vậy nó sẽ chiếm dụng một phần khá lớn không gian lưu trữ của phân vùng hệ thống. Do đó, nếu bạn không quan tâm đến việc quay trở lại phiên bản cũ và muốn “dọn dẹp” mớ dữ liệu sao lưu này thì những gợi ý sau sẽ cung cấp cho bạn cách giải quyết, cụ thể như sau:
Gợi ý 1 – Sử dụng tính năng Storage Sense
Bước 1: Truy cập vào Settings và nhấp vào System.
Bước 2: Nhấp tiếp vào Storage.
Bước 3: Tìm đến mục Free up space now và đánh dấu vào check vào dòng “Delete previous version of Windows”, cuối cùng hãy nhấp vào “Clean now”.
Gợi ý 2 – Sử dụng tính năng Free up space now
Bước 1: Truy cập vào Settings và nhấp vào System.
Bước 2: Nhấp tiếp vào Storage.
Trong danh sách các tùy chọn mà Storage cung cấp, hãy tìm đến mục Storage sense và nhấp vào dòng “Free up space now”.
Bước 3: Chờ vài giây để Windows tiến hành thống kê lại các dữ liệu rác có thể xóa. Khi hoàn tất, bạn hãy tìm và đánh dấu vào tùy chọn “Previous Windows installation(s)” trong danh sách.
Sau đó nhấn “Remove files” để cho phép Windows tiến hành xóa là xong.
Như vậy là bạn đã hoàn tất việc lấy lại kha khá dung lượng lưu trữ cho phân vùng hệ thống rồi đấy.
Rất đơn giản phải không?
Trí Thức Trẻ